Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca được thể hiện qua bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca" .

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 40
Join date : 07/04/2012

Cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca được thể hiện qua bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca" . Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca được thể hiện qua bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca" .   Cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca được thể hiện qua bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca" . EmptyMon Apr 23, 2012 6:55 pm

Thanh Thảo là một nhà thơ có những tác phẩm mang diện mạo độc đáo. Bài thơ được trích trong tập “Khối vuông ru bích” (1985) là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo. Bằng cảm xúc mãnh liệt và suy tư đa chiều, nhà thơ đã thể hiện cái chết của Lor-ca – nhà thơ, nhạc sĩ thiên tài người Tây Ban Nha- với một thái độ ngưỡng mộ, đau xót, chân thành.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” cho người đọc ấn tượng sâu săc. Đây là hình ảnh đem lại sự cảm thụ vừa bằng thính giác vừa bằng thị giác. Hình ảnh ấy xuất hiện cùng với hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” – hình ảnh ít nhiều gợi lên bối cảnh chính trị với những cuộc đàn áp khốc liệt của chính quyền độc tài ở đây. Cả Tây Ban Nha lúc bấy giờ chẳng khác gì một đấu trường, không phải giữa người với bò mà giữa người với người, giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do bị bóp nghẹt và một thể chế chính trị hà khắc.
Hình ảnh Lor-ca – người nghệ sĩ cô đơn “đi về miền đơn độc”. Sự cô đơn của nghệ sĩ đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn không phải ai cũng cảm nhận và thấu hiểu được. Người nghệ sĩ chỉ có một thân một mình, đơn côi trong “miền đơn độc”, một mình trên “yên ngựa mõi mòn” và ánh trăng như một bạn đồng hành trên trời cao.
Người nghệ sĩ đơn độc chưa được mấy người thấu hiểu, vẫn cất lên những âm thanh “nghêu ngao”. Câu thơ thay đổi nhịp điệu khi miêu tả cảnh Lor-ca bị “điệu về bãi bắn” cùng với tiếng đàn.
Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, Thanh Thảo đã thể hiện tiếng đàn ghi ta của Lor-ca. Tiếng ghi ta hóa thành màu nâu – màu của đất, màu của tang thương- khi Lor-ca sắp từ giã cuộc đời. Tiếng ghi ta “xanh biết mấy” và tiếng ghi ta “tròn bọt nước” cùng với “bầu trời cô gái ấy” như là niềm luyến tiếc, tình yêu của Lor-ca với cuộc sống.
Tiếng đàn vang lên và được thể hiện bằng một hình ảnh thị giác “ròng ròng”, biểu thị sự đau đớn tột cùng. Tiếng đàn cũng có nỗi đau của mình, cũng chịu đựng sự bất hạnh như chính người đã sáng tạo ra nó..
Sự ra đi của Lor-ca để lại một niềm đau, sự tiếc thương
“ không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
Di chúc “Khi tôi chết, hãy chôn tôi vời cây đàn” của Lor-ca được lấy làm đề từ của bài thơ như một thứ chìa khoá ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp thực sự của bài thơ. Di chúc này, trong nhận thức của một người đọc bình thường, hiển nhiên bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật? Không chỉ có vậy, nó còn là tình yêu tha thiết với xứ sở Tây-ban-cầm? Nhưng Lor-ca không phải là một nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản. Do đó, di chúc của Lor-ca còn những ý nghĩa sâu xa khác. Nhà thơ cách tân là Lor-cạ biết thi ca mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Nhưng vì quá ngưỡng mộ Lor-ca, người ta đã không biết vượt qua Lor-ca.
Chẳng phải do ngẫu hứng khi Thanh Thảo viết: “không ai chôn cất tiếng đàn - tiếng đàn như cỏ mọc hoang...” Câu thơ mở ra nhiều hướng diễn dịch: là nỗi xót thương cái chết của một thiên tài; là nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha. Bởi lẽ, nhà cách tân Lor-ca đã chết, nghệ thuật vắng thiếu kẻ dẫn đường. Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang? Nhưng ý thơ đâu chỉ dừng lại ở đó. Dường như còn có cả nỗi buồn của người nghệ sĩ ham tìm tòi cách tân người phương Đông vì, rốt cuộc, không ai thực sự hiểu di chúc của Lor-ca. Nỗi xót đau trước cái chết của Lor-ca và trước sự dang dở của một khát vọng cách tân đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn được viết theo lối sắp đặt, dựa trên nguyên lí cốt lõi của cấu trúc gián đoạn: giọt nước mắt vầng trăng - long lanh trong đáy giếng,... do đó, tạo lập một hệ hình ảnh trùng phức giao thoa, ánh xạ vào nhau, gợi những suy tư đa chiều...
Với Lor-ca, cây đàn là sản phẩm của sự sáng tạo. Con người sáng tạo và cây đàn sáng tạo đã chết nhưng sản phẩm của sự sáng tạo ấy mãi mãi trường tồn, mãi mãi bền vững. Hình ảnh Lor-ca nằm đó và trở nên long lanh trong làn giếng. “Vầng trăng” bây giờ không “chếnh choánh” nữa mà nó “long lanh” soi tỏ một con người đã chết cho quê hương.
Lor-ca bơi sang thế giới bên kia, bơi qua dòng sông ấy bằng chiếc “ghi ta màu bạc”. “Chiếc ghi ta màu bạc” chở Lor-ca sang thế giới khác có màu bạc- màu của sự trong trắng, biểu tượng của sự chân thật, ngay thẳng không chịu quỳ gối trước bất công cường bạo và đồng thời là sự chân thành, trung thực với chính mình, với mọi người.
Lor- ca đã ném “lá bùa” của “cô gái Di-gan” là để sẵn sàng đương đầu với số phận và ném “trái tim mình của một con người đã sống trọn vẹn vào “im lặng”, để cho nhịp thời gian vẫn chảy dài mãi mãi: li la li la, để cho sự sống tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo nghệ thuật vẫn mãi mãi hồi sinh.
Độc đáo của bài thơ là sử sụng cấu trúc tự sự kết hợp với cấu trúc giao hưởng. Cùng với chuỗi âm thanh “li la li la” mở đầu và kết thúc gợi lên tiếng vang của bài thơ.
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là sự tìm tòi, một sự kết hợp liên tưởng nhiều chiều.
Bài thơ ra đời đã lâu nhưng đến hôm mỗi khi đọc xong bài thơ người đọc không khỏi bàng hoàng xót xa trước hình tượng Lor-ca- người nghệ sĩ tài hoa nhưng khát vọng, hoài bão không thành. Điều đó nói lên giá trị sâu sắc của tác phẩm cũng như những đóng góp của Thanh Thảo cho nền văn học nước ta.
Về Đầu Trang Go down
http://lop129.lovelyforum.net
 
Cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca được thể hiện qua bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca" .
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giá trị hiện thực và nhân đạo trong "Vợ nhặt" của Kim Lân.
» Anh (chị) hãy phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
» Ôn tập hình học 12 kì II
» Anh /chị suy nghĩ gì về tình hình bạo lực học đường ngày nay.
» Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Môn học :: Văn học-
Chuyển đến